Chân Cứng

Bậc Chân cứng: Ý nghĩa màu Lam

Màu Lam là màu tổng hợp các màu cơ bản, thể hiện sự tinh khiết thanh cao. Màu Lam còn được gọi là màu khói hương gợi lên tinh chất đạo vị thanh thoát. Do ý nghĩa này, GĐPT đã chọn màu Lam làm màu Đoàn phục chính thức.

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Chánh niệm (Thực hành chánh niệm theo sách: Tìm vào thực tại)

Hỷ là niềm vui, thoải mái của tâm. Lạc là niệm thoải mái của thân (thoải mái của thân thì sâu hơn). Thời gian tập là 10 phút mỗi thời. Ðây là phần thực tập theo dõi các cảm thọ, nhưng ở đây chỉ thực tập có tính hình thức và đơn giản

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Làm việc thiện

Như khi học ở các bậc Mở mắt và Cánh mềm các em tiếp tục ghi lại những công việc mình làm. Điều mà các em cần ghi nhớ khi làm việc thiện là các em gieo trồng quả tốt, không được khoe khoan mà phải thể hiện sự chân thành, tự mình rà soát lại một ngày đã qua làm được việc thiện gì, các em nên viết nhật ký. Để mỗi khi xem lại tự mình cảm nhận niềm vui và cố gắng làm việc thiện nhiều hơn nữa.

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Lạy Phật - Niệm Phật

Lợi ích của việc niệm Phật: Khi niệm Phật trí óc ta luôn trong sạch, không nghĩ điều xấu xa, miệng nói những lời hòa ái, thân ta làm các điều lành; niệm Phật là huân tập các hạnh lành và làm theo lời Phật dạy. Công năng niệm Phật giúp chúng ta có được thân tâm thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt. Do đó các em cần siêng năng niệm Phật, khi niệm Phật chúng ta thể hiện lòng thành kính và tập trung tư tưởng, không dao động; thông lệ niệm Phật vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, mỗi khi có giờ rãnh rỗi chúng ta cũng tranh thủ niệm Phật.

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Ăn chay

Ăn chay thể hiện tinh thần thương yêu muôn loài, các em từng bước học tập theo hạnh nguyện từ bi của Đức Phật. Các loài vật cũng biết đau khổ, biết thương yêu, ham sống sợ chết cho nên người Phật tử trong đó có các em Oanh vũ phải thương yêu không nên ăn thịt chúng. Nếu ta còn ăn thịt các loài vật thì còn phạm giới sát sinh và không thể hiện lòng yêu thương loài vật như điều luật thứ 3 của ngành Đồng, mà ta vẫn đọc mỗi chiều chủ nhật trong điện Phật.

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Cách chào kính trong GĐPT

Cách chào của GĐPT là bắt Ấn Tam Muội hay còn gọi là Ấn Cát Tường, Ấn này ngày xưa Đức Phật dùng để phóng hào quang hóa độ chúng sanh. Ấn Tam Muội có tác dụng làm cho lòng mình lắng dịu, chuyên tâm không để tán loạn.Trong GĐPT cách chào này biểu lộ tinh thần hoan hỷ, hòa hợp và trao nhau niềm tin yêu thân ái.

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Mục đích và lược sử GĐPT

Tổ chức GĐPT lấy giáo lý đạo Phật làm căn bản cho mục đích giáo dục và rèn luyện. Với tinh thần tự nguyện và dấn thân phục vụ không ràng buộc lôi kéo. Từ đó mỗi một đoàn viên GĐPT có niềm tin vững chắc vào lý tưởng để xây dựng đời sống chân chính lợi mình ích đời.

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen GĐPT

Huy hiệu hoa sen của GĐPT màu trắng được thể hiện trên một hình tròn, đường kính 3 cm, nền màu xanh lục, có đường viền màu trắng. Tác giả sáng tác đã bố cục huy hiệu hoa sen một cách hài hòa, với một tỷ lệ quang học cân đối, được sắp xếp gồm 2 phần, phần trên có 5 cánh, phần dưới có 3 cánh.

Xem thêm

Bậc Chân cứng: Lịch sử Đức Phật Thích Ca

Trên đỉnh núi Hymalaya có vị tiên A Tư Đà tu hành đã lâu năm. Một hôm xin vào kinh thành yết kiến nhà vua và xem tướng mạo cho thái tử. Khi nhìn thấy Thái tử có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp vị đạo sĩ liền sụp lạy và bật khóc. Rồi vị Đạo sĩ này giải thích ông tiên đoán Thái tử sau này sẽ xuất gia trở thành một vị Phật cứu độ chúng sanh, nếu làm vua sẽ là vị Chuyển luân thánh vương, Đạo sĩ giải thích thêm lý do Đạo sĩ khóc vì tiếc rằng tuổi đã già, chẳng sống được bao lâu để được nghe những lời dạy của Đấng Giác ngộ.

Xem thêm

Chương trình tu học ngành Đồng: Bậc Chân cứng

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.

Xem thêm