I/ MỤC ĐÍCH: Các em hiểu và thuộc sáu phép hòa kỉnh
II/ NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Sáu phép hòa kỉnh là gì?
Lúc còn tại thế cách đây hơn 2500 năm Đức Phật đã chế ra Sáu phép hòa kỉnh để làm nguyên tắc chung sống hòa hợp trong Tăng chúng. Đến nay, Sáu phép hòa kình vẫn là kim chỉ nam thiết thực cho đời sống xã hội cũng như trong gia đình. Dưới đây lần lượt phân tích Sáu phép hòa kỉnh nầy.
1. Thân hòa đồng trú:
Bản thân con người cùng chung sống với nhau. Quả vậy đời người không ai có thể sống riêng lẻ, mà phải sống chung trong gia đình, trong cơ quan, trường học và trong hội đoàn.v.v… Sống chung như vậy điều cơ bản là con người phải hòa thuận với nhau.
2. Khẩu hòa vô tránh.
Trong khi chung sống con người phải dùng lời nói để giao tiếp cần phải tránh những lời nói mắng mỏ khó nghe, thô ác mà phải nên dùng lời nói từ hòa để cuộc sống chung vui vẻ hòa hợp.
3. Ý hòa đồng duyệt.
Trong gia đình, tập thể, mỗi người một ý, nếu không đưa cùng góp ý thì nội bộ sẽ bất hòa, lục đục. Do vậy mỗi khi một người có ý kiến gì cần áp dụng thì phải có sự đồng thuận của đa số. Như vậy gọi là ý hòa đồng duyệt.
Giới ở đây là những nguyên tắc phải tuân theo. Các em đến với Gia Đình Phật Tử có những nguyên tắc rõ ràng trong việc hướng dẫn tu học. Do vậy, khi đi sinh hoạt các em phải cùng các bạn đoàn sinh tuân thủ những nguyên tắc đó.
4. Giới hòa đồng tu
Giới ở đây là những nguyên tắc phải tuân theo. Các em đến với Gia đình Phật tử có những nguyên tắc rõ ràng trong việc hướng dẫn tu học. Do vậy, khi đi sinh hoạt các em phải cùng các bạn đoàn sinh tuân giữ những nguyên tắc đó.
5. Lợi hòa đồng quân
Lợi ở đây bao gồm lợi về vật chất cũng như tinh thần.Chung sống trong tập thể, trong một nhóm đôi lúc tiếp nhận được sự ủng hộ vật chất cũng như tiếp nhận được sự hướng dẫn về kiến thức thì hãy cùng nhau san sẻ đồng đều. Sự san sẽ nhiều khi không đồng đều vì hoàn cảnh cá nhân khác nhau cần có sự ưu tiên thì hãy cùng nhau vui vẻ bàn luận để có sự nhất trí
6. Kiến hòa đồng giải
Sống trong Đoàn, kiến thức mỗi cá nhân khác nhau, người hiểu biết về văn, người giỏi về toán, trình độ chênh lệch. Tuy vậy cùng là đoàn sinh, bạn bè cần phải vui vẻ, chỉ bày cho người kém hơn. Như vậy gọi là kiến hòa đồng giải
III/ GIẢI NGHĨA TỪ VỰNG
– Tăng chúng: Chư tăng nhóm lại ở chung với nhau
– Kiến thức: điều hiểu biết
– Trình độ: mức độ cao thấp
– Giúp các em viết đúng chính tả: chữ mỏ trong mắng mỏ cũng như mỏ chim, hầm mỏ đều dấu hỏi, mỏ dấu ngã là nhạc cụ gõ lên nghe kêu (chuông mõ)
IV/ ĐẶT CÂU HỎI
1. Em hãy kể sáu phép hòa kỉnh?
2. Mục đích của sáu phép hòa kỉnh để làm gì ?
3. Em chỉ vẻ cho bạn những điều bạn chưa biết để làm gì?
4. Em dùng lời lẽ ôn tồn trong giao tiếp với bạn bè đó là phép gì?
Thêm đánh giá | |