(Khai thác nội dung các bài Phật pháp, hoạt động xã hội, mẫu chuyện đạo)
I/ Chuẩn bị: Huynh trưởng yêu cầu 2 đoàn sinh kể lại câu chuyện tiền thân; chuyện đạo đã được nghe.
II/ Điều em cần biết:
Kể chuyện cũng như đóng kịch là làm thế nào cho người nghe chuyện có cảm tưởng như mình đang sống trong khung cảnh xảy ra câu chuyện, giọng kể phải thay đổi theo tình tiết của câu chuyện lúc buồn lúc vui, lúc sinh động lúc giận hờn…
Muốn kể chuyện có kết quả người nghe dễ thấu suốt câu chuyện và thích thú em cần chú ý các điểm chính sau.
1. Tập kể và tập nói trước ở nhà: Để tránh bỡ ngỡ rụt rè vì không quen nói trước đám đông, em nên chuẩn bị và tập kể trước, em vào phòng riêng hay ra vườn vắng và kể một câu chuyện cứ xem như đồ vật trong phòng cây cối trong vườn là người nghe chính lúc này là để em tự giữ bình tĩnh cũng như sửa giọng nói, điệu bộ…
2. Khi đứng trước bạn bè hay người quen: cũng giữ cảm tưởng như đang đứng trong vườn cây, đừng sợ sệt cố giữ bình tĩnh giọng nói và điệu bộ.
3. Khi kể chuyện phải đóng ngay từng vai trong truyện: Lúc vui, lúc buồn, lúc căm hờn, lúc dịu hiền…cốt làm cho người nghe thấy hứng thú và cảm nghĩ như đang đứng trước sự việc xảy ra…
4. Giọng nói: không mau, không chậm và nhất là tránh lối kể chuyện như đọc, luôn luôn theo dõi phản ứng của người nghe.
5. Kết luận: nếu cần để cho người nghe đoán.
6. Kết thúc: Nếu cần nên tóm tắt nhấn mạnh những điểm chính.
Tóm lại: Muốn cho câu chuyện được chú ý của người nghe người kể chuyện phải đi từ tình tiết này đến tình tiết khác của câu chuyện phải chuẩn bị hoàn hảo.
III/ Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của mình và của các bạn?
2. Các yếu tố nào giúp em thành công trong kể chuyện?
Thêm đánh giá | |