I/ Khung cảnh:
– Trước điện Phật, có chuông mõ.
– Cho các em ngồi hàng ngang
II/ Bài giảng:
– Tụng kinh là chúng ta đọc lại lời Phật đã dạy, cách dùng Chuông, Mõ trong lúc làm lễ Phật, Tụng kinh gọi là Nghi thức Chuông mõ, mục đích giúp cho những người tham dự hành lễ, tụng kinh được chí thành, trang nghiêm hơn.
– Chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, mõ bên tay phải. Người thỉnh chuông gọi là Duy na, người gõ mõ gọi là Duyệt chúng.
III/ Nghi Thức:
– Sau khi bàn Phật đã chuẩn bị xong về nhang, đèn, hoa quả, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông, có nghĩa là giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Mỗi lần vị chủ lễ xá, thỉnh một tiếng chuông, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chánh điện thì dập chuông (dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông không vang ra). Khi nghe dập chuông thì vị chủ lễ cũng như mọi người tham dự cùng đứng lên.
Sau phần Ðảnh lễ, bắt đầu vào chuông mõ như sau:
Chuông thỉnh trước: * * *
Mõ gõ sau khi chuông chấm dứt: -, -, -, – -, -, – (ba tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng hai tiếng rời ra)
Sau đó chuông mõ hòa nhau như sau: * – * – * – – – – *
Chuông thỉnh một tiếng rồi mõ tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mõ thứ bảy.
Mỗi khi bắt đầu vào bài Kinh, bài Chú hay Kệ, mõ bắt đầu đánh vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng kế tiếp, ví dụ:
Bài sám hối
Đệ tử kính lạy
Đức Phật Thích Ca…
Mõ cứ tiếp tục đánh cho đều nhịp, đến khi câu cuối còn chừng 5 hay 7 tiếng, đánh lơi ra và trước tiếng cuối cùng, mõ đánh hai tiếng liền nhau như sau:
… Đều trọn thành Phật đạo
Còn Chuông khi chấm dứt niệm mỗi danh hiệu Phật hay Bồ Tát sẽ thỉnh một tiếng chuông, để người ta biết là sẽ sang qua danh hiệu Phật hay Bồ Tát khác.
Trong bài sám hối, chuông đánh vào sau các câu:
… Cùng Thánh Hiền Tăng (1 tiếng chuông)
… Thần thông tự tại (1 tiếng chuông)
– Chúng ta nên nhớ rằng, mõ dùng để giữ nhịp tụng cho đều, mõ gõ nhanh hay chậm tùy theo vị Chủ lễ, vị nầy tụng chậm, mõ phải gõ chậm, vị nầy tụng nhanh, mõ phải gõ nhanh.
– Trong khi người gõ mõ, gõ sai nhịp hoặc nhanh quá hay chậm quá, người thỉnh chuông trở dùi chuông lại, gõ nhẹ vào chuông theo nhịp tụng, niệm của vị Chủ lễ, người gõ mõ nương theo đó mà gõ cho đúng.
Khi chấm dứt thời kinh, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 1 hồi và 3 tiếng rời sau cùng, tượng trưng cho sự gìn giữ tam nghiệp luôn được thanh tịnh.
IV/ Thực hành:
– Huynh trưởng cho các em thực hành theo từng cặp.
– Chia các em thành hai hàng dọc, một hàng làm chuông, một hàng giữ mõ, đồng loạt thực tập theo sơ đồ khai chuông mõ.
– Cho các em thực tập nhiều lần để nhớ chắc.
Thêm đánh giá | |