Tung Bay

Bậc Tung bay: Làm việc thiện

Trong gia đình các em phải là người con kính mến cha mẹ, hòa thuận với anh chị em như điều luật thứ 2 của Oanh vũ. Để thực hiện điều luật này, các em biết nghe lời cha mẹ, không làm điều xấu mà nên làm việc tốt để cha mẹ vui lòng. Ngoài ra, các em biết nghe lời và giúp đỡ anh, chị biết chăm sóc em nhỏ.Đối với vật nuôi các em cũng nên quan tâm chăm sóc.

Xem thêm

Bậc Tung bay: Lạy Phật - Niệm Phật

Chúng ta lạy Phật với mục đích: Thể hiện lòng thành kính tri ân Đức Phật vì Đức Phật đã khai sáng con đường Đạo cứu độ chúng sanh; Quán tưởng tướng tốt, hạnh lành của Đức Phật để phát nguyện làm theo lời Phật dạy là thực hiện các việc lành, tránh xa các điều dữ; Tiếp nối truyền thống ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, các đệ tử từ dân chúng đến vua chúa mỗi lần gặp Phật đều cúi mình xuống đất ôm chân Ngài và đặt trán lên bàn chân để tỏ lòng cung kính ngưỡng mộ.

Xem thêm

Bậc Tung bay: Ăn chay

Đức Phật là đấng đại từ bi thương yêu muôn loài, là Oanh vũ GĐPT, các em từng bước học tập theo hạnh nguyện từ bi của Đức Phật. Nếu ta còn ăn thịt các loài vật thì còn phạm giới sát sinh và không thể hiện lòng yêu thương loài vật như điều luật thứ ba của ngành Oanh đã ghi “Em thương người và vật”. Các loài vật cũng biết đau khổ, ham sống, sợ chết và mong được thương yêu (như loài chó được coi là người bạn trung thành của con người) cho nên Phật tử trong đó có các em Oanh vũ phải thương yêu không nỡ ăn thịt chúng.

Xem thêm

Bậc Tung bay: Cách chào kính trong Gia đình Phật Tử

Cách chào: Đứng thẳng người, mắt nhìn người mình chào, cánh tay phải gập lại song song với mình, lòng bàn tay hướng về phía trước, cùi chỏ sát thân người và ngang hàng với tấm lưng. Ngón tay áp út gập lại và ngón cái đè lên, các ngón tay khác khít vào nhau, mũi bàn tay ngang tầm vai. Tay trái xuôi theo thân người. Gia Đình Phật Tử dùng cách bắt ấn Tam muội để chào nhau khi cả hai bên đều mặc đoàn phục.

Xem thêm

Bậc Tung bay: Mục đích Gia đình Phật tử

Mục đích của GĐPT đã vạch rõ như trên nhưng đồng thời cũng khẳng định giáo dục trong GĐPT không thay thế giáo dục của nhà trường nhằm đào tạo những công dân có kiến thức chuyên môn văn hóa hoặc các chuyên gia cho Tổ quốc. Giáo dục trong GĐPT chỉ bổ sung về mặt tinh thần để xây dựng trở thành một Phật tử chân chính, mà đã là một Phật tử chân chính tức phải là một công dân gương mẫu luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc.

Xem thêm

Bậc Tung bay: Ý nghĩa huy hiệu hoa sen Gia đình Phật tử

Các tổ chức thường có một phù hiệu riêng để tượng trưng cho tổ chức của mình. GĐPT cũng vậy, có huy hiệu hoa sen trắng.Huy hiệu hoa sen này được Quý thầy gắn cho các anh chị Ban Hướng dẫn Thừa Thiên nhân dịp lễ Thành đạo năm 1949. Cố Huynh trưởng Từ Mẫn Lê Lừng (1920 - 1999) là người đã chọn hoa sen để sáng tác huy hiệu cho GĐPT.

Xem thêm

Bậc Tung bay: Châm ngôn - Luật - Khẩu hiệu của Ngành

Trong kỳ đại hội GĐPT vào các ngày từ 24 đến 26 tháng Tư năm 1951 và Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng toàn quốc từ ngày 1 đến ngày 4/8/2011 tại chùa Từ Đàm - Huế, đã nhất trí ghi Châm ngôn ngành Đồng (ngành Oanh) vào Nội quy.

Xem thêm

Bậc Tung bay: Lịch sử Đức Phật Thích Ca

Sau khi thành đạo, suốt 49 năm ròng rã, Đức Phật đã lên đường hóa độ biết bao giai cấp, từ hàng vua chúa, quý tộc đến dân nghèo, từ thanh niên đến người già, từ bậc hiền đức đến kẻ hung bạo. Ngoài ra Đức Phật cũng đã độ cho hoàng tộc, gia đình, đặc biệt độ cho Di mẫu Kiều Đàm Di là người đã chăm sóc nuôi dưỡng với tất cả tình thương trìu mến từ lúc Đức Phật mồ côi mẹ.

Xem thêm

Chương trình tu học ngành Đồng: Bậc Tung bay

Theo chương trình tu học được tu chỉnh tại Hội nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam từ ngày 11 đến 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung Ương GHPGVN, Thiền viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm.

Xem thêm