Bậc Tung bay: Các dấu: Rẽ phải, rẽ trái, mật thư ở đây, nước uống được, nước độc, trại phía nầy

I/ Mục tiêu
Sau bài học, Đoàn sinh có thể
– Nhận biết các dấu: Rẽ phải, rẽ trái, mật thư ở đây, nước uống được, nước độc, trại phía nầy
– Biết cách làm các dấu trên.
II/ Chuẩn bị đồ dùng
– Bảng dấu đi đường
– Một số nguyên vật liệu để làm dấu (phấn, đá, tre, rơm…)
III/ Nội dung bài học
Huynh trưởng chọn lựa các dấu để dạy. Mỗi buổi có thể dạy vài dấu đi đường.
Cần lưu ý, trong sinh hoạt GĐPT, dấu đi đường thường được sử dụng trong các kỳ Trò chơi lớn và có 2 loại:
– Dấu nhân tạo: được tạo ra từ phấn, than, giấy
– Dấu thiên nhiên: được tạo từ cây, lá, đá sỏi

17 DẤU ĐI ĐƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH ĐỒNG

Để nhanh chóng nhận biết và theo dõi dấu đường, cần ghi nhớ các yếu tố sau:
– Khi đi chung cả đàn hay nhóm, phải chia mỗi nhóm quan sát mỗi nơi (Ví dụ: Nhóm quan sát trên mặt đường, nhóm quan sát trên thân cây, vách nhà…)
– Đầu đàn hướng dẫn đi trước, kèm theo 1 em ghi dấu theo thứ tự vào sổ tay. Thứ đàn đi sau cùng kiểm tra lại.
– Quan sát cẩn thận. Nếu mất dấu phải quay trở lại dấu gần nhất để tiếp tục quan sát.
– Luôn tìm dấu ở bên phải đường. Có khi trên thân cây (ngang tầm mắt), trên vách nhà gần đường (vì ở trên mặt đường không làm dấu được)
– Không tìm dấu ở những nơi cao quá tầm mắt hay trên các vật di động như súc vật, xe cộ hay trên cát.
– Không được xóa các dấu đã tìm ra vì phải để cho người đi sau tìm dấu.

IV/ Thực hành
Chia các nhóm đoàn sinh thi đua thuộc 17 dấu đi đường trong chương trình của ngành Oanh

Thêm đánh giá
1
2
3
4
5
Đồng ý
     
Huỷ

Đánh giá bài viết

Gia đình Phật tử thành phố Huế
Đánh giá trung bình:  
 0 đánh giá