Bậc Chân cứng: Lịch sử Đức Phật Thích Ca

A/ TỪ SƠ SANH ĐẾN XUẤT GIA (tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH: nắm vững nơi Đản sanh, lời tiên đoán của vị Đạo sĩ và cuộc sống của Thái Tử

II/ NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1/ NƠI ĐẢN SANH
Theo tục lệ cổ xưa của Ấn Độ, người phụ nữ lấy chồng khi sắp đến ngày lâm bồn phải trở về quê mẹ để sinh nở. Hoàng hậu Mada tuy là bậc công hầu quyền cao chức trọng nhưng ngài vẫn phải tuân theo phong tục của đất nước.
Một buổi sáng, trên đường trở về quê mẹ, ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni, xứ Ca Tỳ La Vệ, hoàng hậu dừng chân nghỉ ngơi. Tại đây, ngài đưa tay vịn cành hoa Vô Ưu thì sanh Thái tử vào ngày rằm tháng hai Ấn Độ (rằm tháng tư theo lịch tàu) năm 624 trước công nguyên. Ngài bước đi bảy bước nở hoa sen, hào quang rực sáng, cả bầu trời hương thơm ngào ngạt, chim hót véo von, nhạc trời chúc tụng.
2/ LỜI TIÊN ĐOÁN CỦA A TƯ ĐÀ
Trên đỉnh núi Hymalaya có vị tiên A Tư Đà tu hành đã lâu năm. Một hôm xin vào kinh thành yết kiến nhà vua và xem tướng mạo cho thái tử. Khi nhìn thấy Thái tử có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp vị đạo sĩ liền sụp lạy và bật khóc. Rồi vị Đạo sĩ này giải thích ông tiên đoán Thái tử sau này sẽ xuất gia trở thành một vị Phật cứu độ chúng sanh, nếu làm vua sẽ là vị Chuyển luân thánh vương, Đạo sĩ giải thích thêm lý do Đạo sĩ khóc vì tiếc rằng tuổi đã già, chẳng sống được bao lâu để được nghe những lời dạy của Đấng Giác ngộ.
3/ CUỘC SỐNG CỦA THÁI TỬ
Thái tử được đặt tên là Tất Đạt Đa, hiệu là Thích Ca, họ là Kiều Tất La. Họ tên đầy đủ là Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa.
Bảy ngày sau khi sanh Thái tử, Hoàng hậu Ma Da từ trần, vua giao cho di mẫu là Kiều Đàm Di cũng có tên là Ma Ha Bà Xà Bà Đề nuôi nấng. Lúc Thái tử lên bảy, nhà vua mời các danh sư trong nước dạy dỗ, chỉ một thời gian ngắn Thái tử đã tiếp thu hết tất cả kiến thức của thầy. Thái tử cũng đã sớm tỏ ra là một thiếu niên rất mực yêu thương loài vật. Điển hình như việc Thái tử cương quyết bảo vệ con ngỗng trời bị Đề bà Đạt Đa em họ của Thái tử – giương cung bắn bị thương ở cánh rơi xuống. Đức vua hết sức cưng chìu, xây ba cung điện mỹ lệ, tuyển các cung nữ ca múa giúp vui nhưng Thái tử tỏ ra không quan tâm mà lại luôn có vẻ trầm tư kín đáo. Nhớ lại lời tiên đoán của Đạo sĩ A Tư Đà, để trói buộc Thái tử với cuộc đời và để nối ngôi sau này, khi Thái tử 17 tuổi, Vua cha cưới vợ cho Thái tử là công chúa Da Du Đà La, con vua Thiện Giác và Hoàng hậu A Mi Đà xứ Đề Bà Đa Ha. Thái tử đã trổ hết tài nghệ cao cường qua các kỳ sát hạch gay cấn về các môn cỡi ngựa, gồm cả khống chế ngựa chứng, cỡi ngựa bắn cung với những cao thủ cự phách khác mới được vua Thiện Giác gã công chúa Da Du Đà La. Thời gian sau, công chúa hạ sinh một con trai tên là La Hầu La.
Vẫn mãi u sầu sau khi được vua cha cho tiếp xúc với người đời ngoài bốn cửa thành.
Một hôm ý chí xuất gia để tìm con đường giải thoát cho chúng sanh đã thôi thúc, ngài quyết từ giã tất cả…lầu son gác tía, vợ đẹp con khôn để dấn thân tìm con đường cứu độ cho muôn loài.
4/ CÂU HỎI:
1. Ai xem tướng mạo cho Thái tử?
2. Thái tử có những ẩn tướng tốt đẹp gì?
3. Điều gì khiến Thái tử muốn xuất gia?

B/ THÁI TỬ XUẤT GIA TÌM ĐẠO, THÀNH ĐẠO (tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH: nắm vững được con đường tu tập nào đã giúp Thái Tử chứng ngộ để thành Phật

II/ NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Thấy rằng tu khổ hạnh, ép xác không phải là tu chân chính. Thái tử bèn ăn uống bình thường trở lại. Sau khi uống bát sữa do nàng Tu Xà Đề đem dâng, Ngài xuống sông Ni Liên Thuyền tắm rửa sạch sẽ rồi lên bờ., đến gốc cây Bồ đề trải cỏ làm đệm ngồi. Ngài bắt đầu Thiền định. Ngài hoàn toàn yên lặng, tập trung tư tưởng cao độ, chuyên chú quán sát sự thực của vũ trụ và đời người.
Sợ Thái tử thành đạo sẽ giác ngộ cho loài người, Ma vương đua nhau đến quấy phá, quyến rũ. Nhưng vói ý chí kiên quyết và định lực cao cường, Thái tử đã chiến thắng tất cả mọi sự phá phách cản trở, cám dỗ của Ma vương.
Sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định, đêm mồng tám tháng mười hai, Thái tử lần lượt thấy rõ tất cả các kiếp trước của mình, rồi thấy rõ cùng khắp vũ trụ và diệt trừ được hết thảy mê lầm phiền não. Lúc sao mai vừa mọc, Ngài hoàn toàn giác ngộ thành Phật hiệu là THÍCH CA MÂU NI. Lúc ấy quả đất rung động, không trung vang lừng nhạc trời mừng chúc, mưa hoa cúng dường.
Đức Phật thành đạo là một sự kiện vô cùng trọng đại, đã đem ánh sáng giác ngộ soi đường cho muôn loài chúng sanh ra khỏi đêm dài tâm tối, lầm mê đau khổ.
III/ CÂU HỎI:
1. Ai đã dâng bát sữa cho Thái tử?
2. Thái tử thành đạo hiệu là gì?

C/ ĐỨC PHẬT TRUYỀN ĐẠO VÀ NHẬP DIỆT (tiết 3)
I/ MỤC ĐÍCH: nắm vững được thời gian truyền đạo và nhập diệt của Đức Phật

II/ NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1/ TRUYỀN ĐẠO
Với hạnh nguyện cứu độ chúng sanh khỏi mê lầm đau khổ nên sau khi thành đạo, Đức Phật quyết định đem giáo Pháp truyền dạy cho chúng sanh.
Trước tiên, Đức Phật đến vườn Lộc Uyển là nơi Ngài đã tu khổ hạnh, thuyết giảng bài Pháp BỐN ĐẾ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như, nghe xong bài Pháp được giác ngộ bèn xin quy y Phật làm đệ tử.
Rồi Ngài lại tiếp tục lên đường, rày đây mai đó trải qua vô vàn gian lao, khổ nhọc thuyết pháp ròng rã 49 năm, hóa độ muôn ức chúng sanh, không phân biệt giai cấp. Từ hàng vua chúa, quan quyền quý tộc đến người dân thường, từ người giàu sang đến kẻ nghèo hèn cực khổ đều được Đức Phật giáo hóa đem lại an vui hạnh phúc.
Một số vị đệ tử danh tiếng của Đức Phật như: Ngài Ca Diếp, Ngài A Nan (em họ Phật), Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, vua Tần Bà Sa La, bà Ma Ha Bà Xà Bà Đề (Dì của Phật đã nuôi dưỡng Ngài lúc còn nhỏ mồ côi mẹ).
2/ ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT
Một hôm Đức Phật báo cho các đệ tử biết rằng đã đến lúc Ngài phải nhập diệt vì công hạnh hóa độ của Ngài đã viên mãn.
Ngày mồng 8 tháng 2 Ấn Độ (tức 15/2 âm lịch), Đức Phật đến xứ Câu Ly, vào rừng Xa Nại (Sa La), cho treo võng nơi hai cây Sa La song thọ và nằm nghỉ.
Ngài hội họp tất cả đệ tử lại giảng dạy lần cuối cùng. Ngài ân cần khuyên nhủ mọi người hãy tôn trọng và giữ gìn giới luật, tinh tấn tu hành để tự giải thoát. Rồi Ngài an nhiên từ giã mọi người đi vào cõi Niết bàn. Hưởng thọ 80 tuổi.
Các đệ tử hỏa thiêu nhục thân Phật và thu nhặt rất nhiều Ngọc Xá lợi, phân chia cho các nước dân tộc, xây bảo tháp phụng thờ kỷ niệm và nhớ ơn Phật.

III/ CÂU HỎI:
1. Vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật là ai?
2. Ai cúng dường bữa ăn sau cùng cho Đức Phật?
3. Tam Bảo có từ lúc nào?
4. Đức Phật nhập Niết bàn tại đâu? Vào ngày nào?

Thêm đánh giá
1
2
3
4
5
Đồng ý
     
Huỷ

Đánh giá bài viết

Gia đình Phật tử thành phố Huế
Đánh giá trung bình:  
 0 đánh giá