I/ CHUẨN BỊ
– Huynh trưởng đặt một số câu hỏi:
+ Tài sản là gì?
+ Tài sản của chúng ta khác với tài sản của người khác như thế nào?
+ Tại sao ta phải tôn trọng tài sản của người khác?
II/ BÀI GIẢNG
– “Dù một ngọn cỏ hay một lá cây của người khác, nếu người khác chưa đồng ý cho ta nếu ta tự ý lấy coi như ta đã mang tội trộm cắp” Lời Phật dạy quả thật là một bài học rất bổ ích trong việc tôn trọng tài sản của người khác.
– Ta có tài sản của ta, người khác có tài sản của họ. Đó chính là quyền lợi và riêng tư của mỗi người. Chúng ta cần tôn trọng cái quyền lợi cũng như cái riêng tư đó.
– Trong năm giới cấm của người Phật tử tại gia, giới thứ hai là “Không trộm cắp” có nội dung trong bài học này.
– Là người Phật tử, là Oanh vũ gương mẫu, các em phải biết tôn trọng của cải tài sản của người khác.
– Xung quanh chúng ta có vô số tài sản: tài sản của công, tài sản chung, tài sản của nhà nước, của người khác,… Nếu không phải tài sản của mình hoặc chưa có ý kiến của chủ sỡ hữu thì tuyệt đối không được lấy đi hay phá hoại.
– Nếu thấy bạn bè, người thân của các em không tôn trọng tài sản của người khác, các em cũng nên nhắc nhỡ, khuyên bảo học phải tôn trọng.
III/ THỰC HÀNH
– Là Oanh vũ các em phải thực hành bài học này thật tốt, biết tôn trọng tài sản của người khác.
– Khuyến khích người khác biết tôn trọng tài sản của mỗi người.
– Huynh trưởng kể một vài câu chuyện (gương tốt hoặc xấu) và yêu cầu các em nhận xét những tình huống, nhân vật trong câu chuyện đó có tôn trọng tài sản của người khác hay không.
Thêm đánh giá | |